Bàn luậnNhân phim đam mỹ bị cấm, nghĩ về tình tri kỷChỉ anh hùng mới có tri kỷ, không có tình bạn giữa kẻ cướp. Bạn đang xem: Phú xuân sơn cư đồ Phần đầu của bức tranh này được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Chiết Giang ở Hàng Châu.
Sau nhiều cuộc đàm phán ngoại giao trải mất nhiều tháng, trong tuyên bố ngày 29. 7, Bảo tàng Chiết Giang thuộc Hàng Châu sẽ cho Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc mượn bức Núi vỡ – một trong những mảnh còn lại của bức họa Phú Xuân sơn cư đồ của họa sĩ thời Nguyên, Hoàng Công Vọng. Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc tại Đài Loan hiện đang giữ phần còn lại của bức họa. Một cuộc triển lãm phối hợp đánh dấu sự hợp nhất mang tính lịch sử của hai phần bức tranh, đã bị tách ra suốt 350 năm, đã được lên lịch sẽ diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2011, cũng được xem là tín hiệu trao đổi văn hóa thân tình giữa Trung Quốc và Đài Loan. Với chiều dài chỉ khoảng 50cm, Núi vỡ tách ra được từ bức họa gốc dài 8,5m – được xem là kiệt tác vẽ phong cảnh của Trung Hoa – sau khi ông Wu Hongyu, nhà sưu tập cổ vật Đời Minh, cho thiêu bức tranh cùng với quan tài của ông vào năm 1650. Phần còn lại dài hơn 6,4m của bức tranh được cháu của ông Wu “cứu sống” và lưu giữ. Xem thêm: Xem Phim Tiếng Anh Là Chuyện Nhỏ / I Can Speak" Trailer, Xem Phim Tiếng Anh Là Chuyện Nhỏ Được họa sĩ hoàn thành vào năm 1350, với mực trên giấy cuộn, Phú Xuân sơn cư đồ diễn tả sống động cảnh vật tuyệt vời dọc con sông Phú Xuân ở Chiết Giang. Trước khi tham gia bộ sưu tập của Bảo tàng Triết Giang, Núi vỡ thuộc sở hữu một nhà sưu tầm tư nhân Thượng Hải – Ngô Hồ Phàm. Phần còn lại, vẽ cảnh vật thiên nhiên trữ tình, được lưu giữ trong hoàng cung nhà Minh thế kỷ XVIII và là một trong những báu vật của Hoàng đế Càn Long. Bức tranh đã thuộc về bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung Đài Loan vào cuối những năm 1940. Về Huang Gong-Wang (Hoàng công Vọng) ( 黃公望 ), 1269-1354 Là một họa sĩ vẽ phong cảnh có phong cách mới mẻ sau Triệu Mạnh Phủ, Hoàng Công Vọng là một trong bốn bậc thầy hội họa thời nhà Nguyên, gồm Nghê Toản, Vương Mông và Ngô Trấn. Ông không những giỏi âm nhạc, thơ phú, mà còn là một bậc thầy về Khổng đạo. Tuy nhiên, ông chỉ bắt đầu vẽ sau khi ẩn cư và tạo riêng cho mình một phong cách vẽ phong cảnh vào lúc đã 50 tuổi. Hoàng Công Vọng đã thay đổi hoàn toàn cách vẽ phong cảnh, tạo ra những mô thức mới mang lại ảnh hưởng sâu sắc trên các họa sĩ vẽ phong cảnh của những thế kỷ sau. Chủ nghĩa hình thức năng động và có hệ thống của ông cũng ảnh hưởng lớn đến Nghê Toản, Đổng Kỳ Xương. Nói chung, tác phẩm của Hoàng Công Vọng có thể chia làm hai loại phong cách. Trong phong cách thứ nhất, ông dùng màu tím nhạt, trong khi ở phong cách thứ hai, ông chỉ dùng mực đen; mô tả cảnh vật, núi đá và cây cỏ với cấu trúc và kỹ thuật đơn giản hơn rất nhiều so với phong cách thứ nhất. Tiểu luận nổi tiếng của ông, Bí quyết vẽ tranh phong cảnh, gồm những phát biểu về lý thuyết và kỹ thuật, về bút pháp, mực, màu, cách thêm phèn vào bố vẽ, v.v… Hoàng Công Vọng đã trải qua thời gian cuối đời ở núi Phú Xuân gần Hàng Châu. Trong tác phẩm nổi tiếng Phú Xuân sơn cư đồ, ông sử dụng phương pháp kết hợp những nhát cọ dày và khô, tạo ra những hình dáng sống động như thật. Ông đi những nét cọ đậm trên những nét cọ nhạt, nét khô trên nét ướt, tạo cho bức tranh có kết cấu phong phú hơn, mang lại cảm giác bề mặt thật hơn, mạnh mẽ hơn. |