Nhiều người tò mò không biết cố nhà văn đã sửa đổi những gì trong cuốn tiểu thuyết này tới 3 lần mới ưng ý.
Sự kiện: Tác giả truyện kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung, Mỹ nhân trong phim kiếm hiệp Kim Dung, Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung
Cố nhà văn Kim Dung có tới 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn kiếm hiệp trong gia tài văn chương đồ sộ của mình. Các nhân vật trong các tác phẩm của ông không có nhiều mối liên hệ mật thiết ngoại trừXạ điêu hệ liệt hay còn gọi là Xạ điêu tam bộ khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp và Ỷ Thiên Đồ Long ký). Khác với Cổ Long hệ liệt có những tác phẩm nhân vật có mối quan hệ mật thiết với nhau hay Lương Vũ Sinh hệ liệt.
Bạn đang xem: Yỷ thiên đồ long kí
Cố nhà văn Kim Dung từng 3 lần chỉnh sửa lại "Ỷ Thiên Đồ Long ký" mới vừa ý.
Trong Xạ điêu tam bộ khúc, Ỷ Thiên Đồ Long ký là tác phẩm được cố nhà văn sửa đổi nhiều nhất. Cụ thể, Kim Dung đã 3 lần sửa lại từ tên nhân vật, tính cách hay những biến cố đến với từng nhân vật cho tới kết truyện dành cho nhân vật chính. Ở phiên bản sửa đổi lần thứ 3, Kim Dung đưa ra kết truyện cho Triệu Mẫn - Trương Vô Kỵ - Chu Chỉ Nhược khiến nhiều người bất ngờ.
Ỷ Thiên Đồ Long ký lần đầu xuất hiện được đăng nhiều kỳtrên tờ Minh báo. Cuốn tiểu thuyết không được xuất bản dưới dạng tiểu thuyết riêng lẻ. Theo Sina, phiên bản đầu tiên này hiện nay khó có thể tìm đọc được. Ngoài ra, nhân vật chính Trương Vô Kỵ trong truyện cũng không đơn giản, lương thiện và tốt bụng như người hâm mộ thấy sau này.
Phiên bản "Ỷ Thiên Đồ Long ký" 2003 được cho là xuất sắc nhất.
Trong phiên bản đầu tiên đăng dài kỳ trên tờ Minh báo, Trương Vô Kỵ được mẹ dạy dỗ theo cách rất tự do, cậu là một người đầy mưu mô,tinh ranh. Khi phiêu bạt giang hồ, quen với nhiều cao nhân võ học, Vô Kỵ mới dần trở nên tốt bụng hơn.
Những điểm khác biệt trong bản đăng đầu tiên:
1. Trong phiên bản đầu tiên, Triệu Mẫn ban đầu có tên gọi Triệu Minh.
2. Trong phiên bản này, thủ lĩnh của Minh giáo là Dương Đỉnh Thiên dạy cho Tạ Tốn 3 chưởng đầu củaHàng Long thập bát chưởng .
3. Nhờ đó, Trương Vô Kỵ mới được cha nuôi Tạ Tốn dạy cho 3 chưởng đầu trong Hàng Long Thập Bát Chưởng
4. Khi sống trên Băng hỏa đảo, Trương Vô Kỵ làm bạn với con ngọc diện hỏa hầu. Khi quay trở lại Băng hỏa đảo một lần nữa, Vô Kỵ cũng nhìn thấy những con ngọc diện hỏa hầu này. Theo Baidu, khi Trương Thúy Sơn và vợ con quyết định quay về Trung Nguyên, những con ngọc diện hỏa hầu cũng quyết định đi theo. Tuy nhiên vì khí hậu - thổ nhưỡngkhông phù hợp, chúng đành quay trở lại đảo làm bạn cùng Tạ Tốn. Cuối cùng bị Kim Hoa bà bà hạ độc.
5. Khi Trương Tam Phong đưa Trương Vô Kỵ đến Thiếu Lâm để xin họcCửu Dương Chân Kinh, một vị cao tăng đã bí mật truyền môn thần công nàycho Vô Kỵ.
6. Phụ thâncủa Chu Chỉ Nhược là Chu Tử Vượng - một thủ lĩnh của Minh giáo, không phải người lái đò trên sông Hán Thủy.
7. Khi Trương Vô Kỵ lấy được Cửu Dương Chân Kinh, anh cũng tình cờ nhặt được một con huyết oa. Nhờ đó, Vô Kỵchữa khỏi Minh hàn độc bằng con huyết oa này.
8. Trương Vô Kỵ hết lòng trả thù, là kẻ lắm mưu nhiều kế, hay chửi thề.
9. Vương Bảo Bảo bị Trương Vô Kỵ bắt được khi tấn công Thiếu Thất Sơn.
10. Triệu Minh (sau này là Triệu Mẫn) có một ngón tay bị mất, người trong giang hồ gọi cô là "đoạn chỉ mỹ nhân".
Ở phiên bản đầu tiên xuất bản trên tờ Minh báo, Triệu Mẫn có tên Triệu Minh. Trương Vô Kỵ là kẻ lắm mưu nhiều kế.
Cái kết của Ỷ Thiên Đồ Long kýtrong phiên bản này được người hâm mộ quan tâm nhất. Ở phiên bản đầu tiên, Chu Chỉ Nhược cắt tóc thành ni cô và giao phái Nga Mi cho Trương Vô Kỵ. Vô Kỵ tiếp nhận ngôi chưởng môn của phái Nga Mi và viết bức thư dài nhường vị trí giáo chủ Minh giáo cho Dương Tiêu. Vô Kỵ cũng giữ lời hứa thứ 3 với Triệu Mẫn, ngày ngày bên cạnh,kẻ lông mày cho cô.
Lần tái bản thứ 2 được Kim Dung sửa đổi nhiều tình tiết. Độc giả quengọi lần chỉnh sửa này là Tam liên bản vì tiểu thuyếtđược nhà xuất bản Tam Liên xã xuất bản. Phiên bản này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961. Sau những năm 1970, Kim Dung bắt đầu sửa lại tác phẩm này để kịp thời gianphát hànhvào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Các phiên bản phim truyền hình, điện ảnh ở Đại lục hay Hong Kong hầu hết đều chuyển thể từ lần sửa đổi thứ 2 này.
Kết cục ở lần đầu tiên chưa sửa đổi, Chu Chỉ Nhược cắt tóc đi tu, giao lại phái Nga Mi cho Vô Kỵ. Ảnh: Lê Tư đảm nhận vai Chu Chỉ Nhược trong phiên bản điện ảnh năm 1993.
So với phiên bản đầu tiên, một số thay đổi như sau:
1. Triệu Minh được đổi thành Triệu Mẫn và sử dụng tên gọi này tới ngày nay.
2. Ngọc diện hỏa hầu trên Băng hỏa đảo và huyết oa chữa bệnh cho Trương Vô Kỵ bị xóa bỏ.
3. Tạ Tốn không học được Hàng long thập bát chưởng, cũng không dạy Vô Kỵ môn thần công này. Ngược lại, Tạ Tốn học được Thất thương quyền.
4. Ngón tay của Triệu Mẫn không bị mất. Chi tiết này cũng bị xóa bỏ trong bản sửa đổi lần 2.
5. Ở bản đầu tiên, Ân Ly luyện thành Thiên Chu Tuyệt Hộ Thủ, trong bản mới đã được sửa thành Thiên Chu Vạn Độc Thủ.
6. Gia thế của Chu Chỉ Nhược được thay đổi, cha cô không phải thủ lĩnh Minh giáo mà là con gái của một người lái đò trên sông.
Xem thêm: Xem Phim Công Tố Viên Ma Cà Rồng (Phần 2), Công Tố Viên Ma Cà Rồng
7. Một điểm rất quan trọng là tính cách của Trương Vô Kỵ đã thay đổi rất nhiều so với bản cũ. Hắn là người tốt bụng, lương thiện, thật thà ngay từ đầu truyện.
8. So với phiên bản đầu tiên, các chương/hồicủa lần tái bản mới sửa đổi đã có những thay đổi lớn. Phiên bản đầucó tổng cộng 120 hồi. Phiên bản sửa đổi lần 2 chỉcó bốn mươi chương.
Ở lần sửa đổi thứ 2, Kim Dung đã đổi lại xuất thân cho Chu Chỉ Nhược đồng thời cũng cải biên nhiều nội dung khác.
Kết cục của nhân vật chính ở lần chỉnh sửa thứ 2 có nhiều điểm khác với lần 1. Cụ thể, Trương Vô Kỵ bị Chu Nguyên Chương hãm hại, cuối cùng trốn thoát cùng Triệu Mẫn. Vị trí giáo chủ truyền lại cho Dương Tiêu. Lúc này Minh giáo là môn phái lớn mạnh nhất khiến Chu Nguyên Chương e dè. Khi đã "đủ lông đủ cánh", Chu Nguyên Chương ra tay giết chết nhiều huynh đệ ở Minh giáo.
Về kết cục của Trương Vô Kỵ, hắn cùng Triệu Mẫn sống cuộc đời bình dị cùng nhau. Ngày ngày vẽ chân mày cho nàng. Về phía Chu Chỉ Nhược, nàng không xuất gia. Thay vào đó, Chu Chỉ Nhược tìm cáchở bên cạnh Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn.Khi gặp lại Chỉ Nhược, Trương Vô Kỵ tay run đến nỗi rơi cả bút lông.Hắn cũng hứa sẽ thực hiện cho Chu Chỉ Nhược một lời hứa.
Kết cục ở lần sửa đổi thứ 2 có nhiều thay đổi. Vô Kỵ úp mở sẽ thực hiện một lời hứa cho Chu Chỉ Nhược dù vẫn chọn sống bên Triệu Mẫn. Ảnh: Lê Tư vai Triệu Mẫn trong bản truyền hình 2001.
Đây là một cái kết tương đối mở, để lại cho người đọc trí tưởng tượng không giới hạn về lời hứa mà Vô Kỵ sẽ thực hiện với nàng. Ở bản đầu tiên, nhiều người không hài lòng với cái kết của Chu Chỉ Nhược. Nhận thấy điều này, Kim Dung đã sửa lại đoạn kết cóhậu hơn cho nàng.
Năm 1999, Kim Dungtiếp tục dành thời gian để chỉnh sửa lại Ỷ Thiên Đồ Long ký lần thứ 3. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2002, Kim Dung tuyên bố đã hoàn thành những điểm sửa đổi mới so với lần 2.Phiên bản mới được sửa đổi có nhiều mô tả chi tiết hơn về nhiều nhân vật và Cửu Dương thần công.
Những điểm được sửa đổi trong lần 3:
1. Tiểu thuyết có nhắc đến nhân vật Quách Tương và cho biết cô ở trong cổ mộ hơn 3 ngày.
2. Người sáng tạo ra Cửu dương thần cônglà một hòa thượng.
3. Tình cảm giữa Trương Vô Kỵ và Tiểu Chiêu thân thiết hơn, coi nhau như anh em.
4.Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long ký không giấu bí kíp võ công màchứa 2 miếng sắt có vẽ bản đồ chỉ đường đến Đào Hoa đảo, nơi cất giấu bản viết tay Cửu Âm chân kinh và Vũ Mục di thư.
5. Cốt truyện Chu Chỉ Nhược có thay đổi, phái Nga Mi chuyển đến Định Hải, còn Chu Chỉ Nhược đi tìm bảo vật.
6. Minh giáo có thêm 4 điều luật chính và 5 điều luật phụ.
7. Đoạn Vương Bảo Bảo bị Trương Vô Kỵbắt được bị xóa bỏ.
8. Ân Tố Tố không tham dự Chân Võ Thất Tiệt Trận của phái Võ Đang.
9. Phiên bản sửa đổi cho biết Gia Luật Tề học được Hàng Long Thập Bát Chưởng.
10. Tống Thanh Thư không bị Trương Tam Phong giết. Ngược lại hắnchết trên núi Võ Ðang vì bị thương quá nặng. Trong hai lần sửa đổi trước, Tống Thanh Thư chết dưới tay Trương Tam Phong.
Tình cảm giữa Tiểu Chiêu và Vô Kỵ được khắc họa thân thiết hơn và coi nhau như anh em.
Đoạn kết của Minh giáo và Trương Vô Kỵ cũng được sửa đổi. Ở lần sửa thứ 3, Vô Kỵ không bị Chu Nguyên Chương giăng bẫy và bắt nhốt lại.
Thời kỳ sau, Minh Giáo bắt đầu mẫu thuẫn, nội bộ lục đục. Chu Nguyên Chương cũng không phải kẻ quỷ kế. Thay vào đó, ông lập được nhiều chiến công. Khi đăng cơ, Chu Nguyên Chương không quên ơn nghĩa của Minh Giáo đồng thờilấy chữ "Minh" đặt tên cho triều đại ông cai trị (Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế khai quốc của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc).
Về phía Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn, cả hai đi tới Mông Cổ sinh sống. Vô Kỵ hứa ngày ngày sẽ vẽ lông mày cho nàng. Trước khi phiêu bạt giang hồ, Chu Chỉ Nhược yêu cầu Trương Vô Kỵ không được cử hànhđám cưới với Triệu Mẫn, chàng chỉ được phép làm vợ chồng và cùng Triệu Mẫn sinh con.
Ở lần sửa thứ 3, Kim Dung đã viết rõ hơn về lời hứa của Vô Kỵ đối với Chu Chỉ Nhược.
Trước lời đề nghị này, Vô Kỵ đã đồng ý. Không những thế, Trương Vô Kỵ lúc này luôn nghĩ tới bốn cô gái từng đối xử tốt với mình. Hắn sẵn sàng quên đi những khuyết điểm hay lỗi lầm của họ và cho rằng, cả bốn cô gái đều dễ thương, đối xử với hắn vô cùng tốt.
Tuy nhiên, phần chỉnh sửanàyvô tình biến Trương Vô Kỵ thành kẻ dễ động lòng với những cô gái khác. Nhiều người cho rằng, kết cục này vẫn chưa hoàn hảo, biến nam chính thành người do dự, không quyết đoán như Kiều Phong, Dương Quá hay Lệnh Hồ Xung.