Cổng Dịch vụ công quốc gia: Kênh hữu hiệu ‘hiện đại hóa’ TTHC
(pigeonholebooks.com.vn) - Sau 1 năm vận hành, những kết quả bước đầu của Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cho thấy đây là kênh hữu hiệu nhất ‘hiện đại hóa’ thủ tục hành chính, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng Chính phủ không giấy tờ. Cổng Dịch vụ công quốc gia là một trong những giải pháp phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Bạn đang xem: Cổng dịch vụ công quốc gia là gì
Tiết kiệm 8.500 tỷ đồng/năm từ các hệ thống trụ cột của CPĐT
Không ngừng nâng cao chất lượng thực thi công vụ và tinh thầnphục vụ được thực hiện xuyên suốt cả nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV, cụ thểhóa bằng mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), xin Bộ trưởng, Chủnhiệm cho biết mục tiêu xây dựng CPĐT tại Việt Nam đến nay đã có nhữngkết quả gì nổi bật?
Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố tháng 7/2019, Việt Nam tăng 50 bậc về chỉ số an toàn, an ninh thông tin so với năm 2017, đứng thứ 50/194 quốc gia, vùng lãnh thổ. |
Có thể nói trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã thể hiện nhữngquyết tâm trong công tác chỉ đạo điều hành và tạo sự thay đổi rõ rệttrong xây dựng CPĐT và đã đạt được những kết quả nổi bật.
Đến nay, khung pháp lý đồng bộ về xây dựng CPĐT từng bước được hoànthiện. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật quan trọng như: Nghị định về thực hiện TTHC trên môi trườngđiện tử, Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu, Nghị định vềvăn thư điện tử, Quyết định của Thủ tướng về gửi nhận văn bản điện tử,về chế độ họp trực tuyến, Quyết định về mã định danh của các cơ quan, tổchức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương…
Các cơ quan hiện đang xây dựng các Nghị định về định danh và xác thựcđiện tử, về bảo vệ dữ liệu cá nhân, về cơ sở dữ liệu quốc gia về bảohiểm… Cơ chế đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin dần được tháo gỡ,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2019/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứngdụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Các hệ thống thông tin tạo sự thay đổi rõ rệt về phương thức làm việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước cũng như trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Các hệ thống thông tin vừa tạo lực kéo vừa tạo lực đẩy trong triển khai CPĐT. |
Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
Các hệ thống thông tin trên được đưa vào vận hành giúp tiết kiệm chiphí xã hội ước tính trên 8.500 tỷ đồng/năm và nhận được phản hồi tíchcực của xã hội; tạo sự thay đổi rõ rệt về phương thức làm việc giữa cáccơ quan hành chính nhà nước cũng như trong giải quyết thủ tục hànhchính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.Các hệ thống này vừa tạo lực kéo vừa tạo lực đẩy trong triển khai CPĐT,hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; góp phần thực hiệnmục tiêu kép của Chính phủ vừa phát triển kinh tế vừa hạn chế ảnh hưởngtiêu cực của đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng khảo sát hạ tầng CNTT tại Trung tâm hành chính công tỉnh Lâm Đồng tháng 11/2020. Ảnh: VGP |
Thưa Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Cổng DVCGQ được xác định là kênhhữu hiệu nhất ‘hiện đại hóa’ TTHC, ông đánh giá như thế nào về kết quảvận hành trong 1 năm qua của Cổng DVCQG?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Xây dựngCPĐT không chỉ là hiện đại hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, mà caohơn nữa, là nâng cao hiệu quả hoạt động để phục vụ nhân dân, thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, VPCP đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quanthực hiện tái cấu trúc quy trình để tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG.Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho Cổng DVCQG mà các cơ quan liênquan đã lựa chọn là lựa chọn tốt bởi hiện nay, các giải pháp liên quanđến xác thực là đều ở mức tốt dựa trên một hệ thống mạnh về công nghệ,đó là giải pháp mà Tập đoàn VNPT đã phát triển cùng các bên có liênquan.
Như tôi vừa nhắc đến kết quả ở trên, đến nay Cổng DVCQG đã cung cấpcác dịch vụ công thiết yếu, có đối tượng tuân thủ cao, liên quan đếnnhiều cơ quan, đơn vị như: Các dịch vụ công hỗ trợ người lao động vàdoanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19; chứng thực bản sao điệntử từ bản chính; đổi giấy phép lái xe; nộp phạt xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giao thông đường bộ; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế; liên thông kê khai, nộp lệ phí trước bạ và cấp đăng ký, biển số xe ôtô,…
Có thể nói chỉ sau 1 năm vận hành, những kết quả bước đầu của CổngDVCQG cho thấy đây là con đường phù hợp, đúng đắn để hiện đại hóa việcthực hiện TTHC.
So với tháng 3/2020, đến nay, số lượng tài khoản đăng ký tăng gấp 4,6lần; số lượt truy cập tìm hiểu thông tin và dịch vụ tăng gấp 4,3 lần;số dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng tăng gấp 12 lần;số hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng tăng gấp hơn 45 lần; số hồ sơđồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá việcthực hiện tăng gấp hơn 8 lần. Riêng số giao dịch thanh toán trực tuyếntăng 12,6 lần so với tháng 6/2020.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng khảo sát thực tế triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách TTHC tại tỉnh Thái Nguyên tháng 9/2020. - Ảnh: VGP |
Trong thời gian chống dịch COVID-19, Cổng DVCQG góp phần cụ thể hóachỉ đạo của Chính phủ về tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Khicác TTHC được thực hiện trực tuyến, người dân, doanh nghiệp không cònphải gặp trực tiếp cán bộ thi hành công vụ, giảm sự tiếp xúc trực tiếpcũng góp phần giảm được "tham nhũng vặt", giảm sự lạm quyền của cán bộ,hạn chế trục lợi chính sách khi thực thi nhiệm vụ.
Tiết kiệm 6.700 tỷ đồng/năm khi thực hiện dịch vụ công
Triển khai Cổng DVCQG là một nhiệm vụ lớn trong CPĐT, giúp ngườidân, doanh nghiệp thực hiện giao dịch với các cơ quan nhà nước thuậntiện, dễ dàng hơn và tiết kiệm, mục tiêu này đã mang lại hiệu quả nhưthế nào Bộ trưởng, Chủ nhiệm?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Triển khaiCổng DVCQG trước hết đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của người dân, doanhnghiệp bởi có tình trạng khi người dân thực hiện TTHC tại các cơ quanphải làm thủ tục nhiều lần, nộp hồ sơ nhiều nơi, thủ tục hồ sơ lại kèmnhiều hồ sơ phụ… Chi phí thời gian, chi phí công sức, chưa nói vấn đềtham nhũng vặt đã tạo khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiệnTTHC.
Trong quá trình triển khai, có nhiều yêu cầu, đòi hỏi như: Chưa có cơsở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, tạo sự thống nhất, đồng bộtrong nhận thức, tổ chức thực hiện; thay đổi thói quen, phương thức làmviệc; thiết kế các hệ thống thông tin thân thiện với người sử dụng, bảođảm hiệu quả, an toàn, an ninh thông tin... Chẳng hạn như việc lựa chọn,đưa dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành lên Cổng DVCQG cũng lànhững áp lực không nhỏ, vì khi đó yêu cầu, đòi hỏi đối với các bộ,ngành, địa phương sẽ tăng lên, từ việc sửa đổi, hoàn thiện thể chế, táicấu trúc quy trình nghiệp vụ, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thôngtin, cơ sở dữ liệu…
Nhưng cũng chính những áp lực này lại trở thành động lực quan trọng,cần thiết. Với quan điểm là không chờ đợi, cuộc sống đòi hỏi thì chúngta phải làm, VPCP, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực vượt qua nhữngkhó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để quyết tâm khai trương, vận hànhchính thức Cổng DVCQG cũng như các hệ thống khác nêu trên.
Xem thêm: Hoàng Tử Gác Mái Rooftop Prince 2013, Hoàng Tử Gác Mái Tập 12
Với vai trò là đầu mối tập trung trong cung cấp thông tin, hỗ trợthực hiện dịch vụ công, TTHC, Cổng DVCQG không chỉ giúp tiết kiệm thôngqua cung cấp các nền tảng dùng chung cho các bộ ngành, địa phương mà cònlà kênh hiệu quả giúp giảm chi phí hành chính cũng như chi phí xã hộicho người dân, doanh nghiệp.
Điều này được thể hiện trong từng dịch vụ công được cung cấp, tíchhợp lên Cổng DVCQG và là con số sẽ liên tục tăng lên theo từng dịch vụđược tích hợp.
Đơn cử, dịch vụ công “Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp” phụcvụ 780.096 đơn vị tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho hơn 14,4 triệu laođộng và 12,7 triệu bảo hiểm y tế của người lao động hàng tháng. Dịch vụnày trước đây đều làm bằng hình thức thủ công, phải chuẩn bị chứng từ vàđến ngân hàng hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để đóng.
Tuy nhiên, khi cung cấp trên Cổng DVCQG, bên cạnh thúc đẩy thanh toánkhông dùng tiền mặt, còn giúp mỗi tháng đơn vị sử dụng lao động tiếtkiệm được ít nhất 01 ngày công cho việc thực hiện thủ tục này, tươngđương khoảng hơn 1.329 tỷ đồng/năm.
Dịch vụ kê khai, nộp lệ phí trước bạ mức độ 4 và cấp đăng ký, biển sốxe mức độ 3 áp dụng cho cả xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhậpkhẩu khi triển khai toàn quốc dự kiến con số tiết kiệm được của xã hộitối thiểu sẽ hơn 1.126 tỷ đồng/năm
Hay như dịch vụ đổi giấy phép lái xe là dịch vụ được nâng cấp từ mứcđộ 3 lên mức độ 4 trên cơ sở tích hợp, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe củaBộ Y tế và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộcủa Bộ Công an, với trung bình khoảng hơn 965 nghìn lượt người thực hiệnhằng năm, ước tính số tiền tiết kiệm tăng thêm so với thực hiện dịch vụcông trực tuyến mức độ 3 khoảng hơn 323,9 tỷ đồng/năm.
Theo tính toán, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là trên 6.700 tỷ đồng/năm.
Trong năm 2021, Cổng DVCQG sẽ tiếp tục tích hợp các dịch vụ công củacác Bộ, cơ quan như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, Tư pháp, Tòa ánnhân dân tối cao…
Tiêu biểu, năm 2021, Cổng DVCQG kết nối với Tòa án nhân dân tối caođể cung cấp các dịch vụ công: Tiếp nhận và trả lời đơn; Thanh toán ánphí; Công khai các bản án có hiệu lực thi hành; Nộp phạt theo các bản áncủa Tòa án; Kết nối, giải đáp nghiệp vụ của Hội đồng Thẩm phán, Nghịquyết của Hội đồng Thẩm phán tối cao…
Đẩy mạnh tiện ích thanh toán trực tuyến của Cổng DVCQG
Thưa Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, rõ ràng Cổng DVCQG đã mang lạilợi ích lớn cho người dân, doanh nghiệp, xin ông cho biết kế hoạch tiếptheo của Cổng DVCQG để tiếp tục góp phần hiện đại hóa hành chính, xâydựng CPĐT?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Thời giantới, VPCP với sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương tậptrung xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ danh mục dịch vụ công trựctuyến ưu tiên tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG để làm cơ sở phối hợpvới các bộ, ngành, địa phương tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giảnhóa thủ tục, thực hiện đổi mới theo hướng tập trung, có sự liên thôngchia sẻ dữ liệu của nhiều cơ quan, đơn vị để bảo đảm việc thực hiệnthuận lợi, giảm chồng chéo, lãng phí.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt,thanh toán điện tử. Đây là một trong những giải pháp được Chính phủ, Thủtướng Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo, đặc biệt trong bối cảnh diễnbiến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Triển khai từ tháng 3/2020, sau 8tháng triển khai, đã có trên 38 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyếntrên Cổng DVCQG.
Thời gian tới, Cổng DVCQG sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượngphục vụ với dịch vụ thanh toán trực tuyến; đẩy mạnh tích hợp thanh toántrực tuyến với các dịch vụ thanh toán thiết yếu liên quan đến thuế nộiđịa, xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý, viện phí, họcphí và với ít nhất 50% số lượng TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính; đồngthời, nâng tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng DVCQG tối thiểu 25%trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công.
Tuy nhiên, để tiếp tục là kênh hữu hiệu nhất “hiện đại hóa” TTHC thìsự đón nhận của người dân, doanh nghiệp thông qua tỷ lệ truy cập, sửdụng dịch vụ công Cổng DVCQG ngày càng cao, càng nhiều thì mới chứng tỏsự thành công của mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nói cáchkhác chúng ta chỉ thành công khi người dân, doanh nghiệp đánh giá CổngDVCQG mang lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng.
Vì vậy, xây dựng và vận hành Cổng DVCQG là công việc thường xuyên,liên tục, không có điểm dừng với mục tiêu xuyên suốt lấy sự hài lòng củacá nhân, tổ chức là thước đo chất lượng cung cấp dịch vụ công của cáccơ quan hành chính Nhà nước.